Home ISO 14001:2015 ISO 14001:2004 là gì?

Khách hàng tiêu biểu

PDF Print E-mail
Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là gì?
Tỉ lệ bình chọn: / 15
Mời bạn bình chọn: Quá tệRất hữu ích 

ISO 14001:2004 là một tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO ban hành lần thứ 2 vào năm 2004. Tên gọi đầy đủ của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

Ô nhiễm môi trường không là vấn đề của riêng ai, Doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ môi trường, ISO 14001:2004 sẽ giúp cho Doanh nghiệp thực hiện được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường.

Mục đích tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là giúp các Doanh nghiệp/tổ chức thiết lập, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình nhằm bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động của chính doanh nghiệp/tổ chức gây ra.

Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là giúp cho Doanh nghiệp/tổ chức tự chứng minh mình đã đạt được kết quả hoạt động môi trường hợp lý trong một xu thế pháp luật về môi trường ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt, trong xu hướng triển khai mạnh mẽ của các chính phủ về biện pháp thủc đẩy việc bảo vệ môi trường, trong xu thế khách hàng, đối tác, dân địa phương, chính quyền địa phương, người tiêu dùng,... ngày càng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững.Thống kê của ISO năm 2010 về số lượng chứng nhận ISO 14001:2004

Con số biết nói: Tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996, theo thống kê của tổ chức ISO, tính đến tháng 12/2008, tiêu chuẩn ISO 14001 đã có mặt tại hơn 155 quốc gia và đã có trên 188.815 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận ISO 14001. Số liệu thống kê cho thấy: việc áp dụng và chứng nhận ISO 14001 đang là xu thế mạnh mẽ. Trong tương lại, Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh thương mại thì phải chứng minh có bảo vệ môi trường

Sơ lược về tiêu chuẩn ISO 14001:2004

ISO 14001 là một tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000. ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành lần thứ 2 vào năm 2004

ISO 14001:2004 đưa ra các yêu cầu mà Doanh nghiệp phải thực hiện để quản lý các yếu tố (khía cạnh) ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp/tổ chức. ISO 14001:2004 giúp cho Doanh nghiệp/tổ chức tự chứng minh mình đã đạt được kết quả hoạt động môi trường hợp lý thông qua việc kiểm soát các tác động xấu đến môi trường của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình. Chứng nhận ISO 14001:2004 giúp cho Doanh nghiệp/tổ chức chứng minh mình đã, đang và tiếp tục thực thi các hoạt động phù hợp với chính và mục tiêu môi trường mà Doanh nghiệp/tổ chức đã công bố.

Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn quốc gia có mã hiệu TCVN ISO 14001:2005 – Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu (tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2004)

Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.

Việc áp dụng và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2004 không hề làm thay đổi trách nhiệm của Doanh nghiệp/tổ chức về trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm pháp lý về môi trường nói riêng.

Tương tự tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cũng được xây dựng dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act), có thể được mô tả như sau:

Lập kế hoạch - Plan (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.

Thực hiện – Do (D): Thực hiện các quá trình.

Kiểm tra – Check (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo cáo kết quả.

Hành động – Act (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.

Dưới đây là mô hình ISO 14001:2004 theo phương pháp luận PDCA:

Mô hình của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004

Mặc dù tổ chức ISO không chính thức nêu ra các nguyên tắc về quản lý môi trường, nhưng International TSC mạnh dạn tổng hợp và đưa ra các nguyên tắc về quản lý môi trường như sau:

- Nguyên tắc 1: Cam kết của lãnh đạo

- Nguyên tắc 2: Sự tham gia của mọi thành viên

- Nguyên tắc 3: Quản lý theo quá trình

- Nguyên tắc 4: Quản lý theo hệ thống

- Nguyên tắc 5: Đảm bảo pháp luật và cân bằng nhu cầu kinh tế - xã hội

- Nguyên tắc 6: Đảm bảo một hệ thống tài liệu và hồ sơ phù hợp.

Để hiểu cơ bản về các yêu cầu của ISO 14001:2004, International TSC sẽ diễn giải sơ lược ISO 14001:2004 dựa theo mô hình dưới đây:

Mô hình chi tiết của ISO 14001:2004

PDCA là một quá trình đang tiến triển liên tục, tương hỗ lẫn nhau giúp cho một Doan nghiệp/tổ chức xây dựng, duy trì chính sách môi trường của mình.

Lập kế hoạch (Plan):

1 . Trước tiên Lãnh đạo cấp cao nhất của Doanh nghiệp phải đánh giá, xem xét các khía cạnh môi trường từ các sản phẩm và hoạt động của Doanh nghiệp mình để từ đó thiết lập và công bố chính sách môi trường mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi (muốn biết chi tiết, xem nội dung 4.2 của ISO 14001:2004)

2 . Doanh nghiệp/tổ chức phải xác định các khía cạnh (yếu tố) môi trường và các tác động môi trường của các khía cạnh này, từ đó xem xét những khía cạnh (yếu tố) môi trường nào cần phải thiết lập các biện pháp kiểm soát để hạn chế sự tác động môi trường (xem điều khoản 4.3.1, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

3 . Doanh nghiệp/tổ chức phải tìm kiếm, thu thập, xác định và giám sát các yêu cầu pháp luật liên quan đến môi trường mà doanh nghiệp phải áp dụng, cũng như các yêu cầu khác về môi trường mà Doanh nghiệp/tổ chức đã chấp nhận tuân thủ. Nếu được, phải đặt ra các chuẩn mực nội bộ để kiểm soát hoạt động (xem điều khoản 4.3.2, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

4 . Doanh nghiệp phải định ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, lập các chương trình thực hiện (bao gồm biện pháp, tiến độ, trách nhiệm, quyền hạn) để có thể đạt được các mục tiêu chỉ tiêu, môi trường đã đề ra (Xem 4.3.3.1 và 4.3.3.2, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

Sơ đồ mối liên hệ giữa khía cạnh môi trường và chương trình môi trường

Thực hiện (Do): áp dụng và vận hành hệ thống quản lý môi trường (xem điều khoản 4.4, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

1 . Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định các vai trò và trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủ để thực hiện các chương trình quản lý môi trường (Xem điều khoản 4.4.1, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

2 . Ban Lãnh đạo phải cung cấp nguồn lực đầy đủ bao gồm nhân sự cần thiết để duy trì các hoạt động môi trường, đào tạo cho những nhân sự cần thiết để đạt được trình độ, kỹ năng chuyên môn hóa cần thiết, thiết lập xây dựng cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của luật định hoặc nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu chỉ tiêu môi trường, đầu tư công nghệ phù hợp xử lý các chất thải, phân bổ thời gian thực hiện chương trình và cung cấp tài chính để tạo ngân sách duy trì các hoạt động về môi trường (xem điều khoản 4.4.1, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

3 . Ban lãnh đạo phải triển khai tổ chức đào tạo cho người làm việc cho tổ chức hoặc những người làm việc thay mặt tổ chức và đảm bảo những người này nhận thức được các khía cạnh môi trường cần kiểm soát, hậu quả do không kiểm soát cũng nhưng đảm bảo họ đủ năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát các khía cạnh này (xem điều khoản 4.4.2, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

4 . Doanh nghiệp phải thiết lập các quá trình để đảm bảo việc trao đổi thông tin về môi trường trong nội bộ có hiệu quả, cũng như đáp ứng các thông tin về môi trường với các bên hữu quan bên ngoài (xem điều khoản 4.4.3, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

5 . Thiết lập, phổ biến và duy trì tài liệu của hệ thống quản lý môi trường (xem điều khoản 4.4.4, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

6 . Thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm soát tài liệu đang được áp dụng (xem điều khoản 4.4.5, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

7 . Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát tác nghiệp để đảm bảm rằng các thủ tục liên quan đến khía cạnh môi trường đáng kể được thực hiện (xem điều khoản 4.4.6, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

8 . Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và khả năng ứng phó với các trình trạng khẩn cấp (xem điều khoản 4.4.7, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

Kiểm tra (Check): Đánh giá các quá trình của hệ thống quản lý môi trường (xem điều khoản 4.5, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

1 . Giám sát và đo lường các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể gây tác động đáng kể đến môi trường (xem 4.5, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 )

2 . Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và tổ chức đề ra) (xem 4.5.2, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 )

3 . Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xác định sự không phù hợp, xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và hành động phòng ngừa (xem 4.5.3, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

4 . Quản lý hồ sơ, thiết lập và duy trì thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ môi trường (xem 4.5.4, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

5 . Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 và hệ thống quản lý môi trường (xem 4.5.5, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

Hành động (Action): Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến hệ thống quản lý môi trường (xem 4.6, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

1 . Lãnh đạo phải tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống quản lý môi trường theo các giai đoạn thích hợp (xem 4.6.1, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

2 . Xác định các lĩnh vực cần cải thiện (xem 4.6.2, tiêu chuẩn ISO 14001: 2004)

3 . Các yêu cầu liên quan đến “Hành động (Action)” nếu được duy trì liên tục và thường xuyên sẽ giúp Doanh nghiệp/tổ chức liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường và kết quả chung trong hoạt động môi trường của tổ chức.

Trên đây là sơ lược về ISO 14001:2004, nếu Quý vị mong muốn tìm hiểu cách thức xây dựng vào áp dụng ISO 14001:2004 vào Doanh nghiệp của mình, xin mời Quý vị tìm đọc bài viết “Tự xây dựng ISO 14001:2004 - hệ thống quản lý môi trường”

Nếu Quý vị không rõ bất kỳ nội dung nào trong bài viết này, vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn lòng giúp Quý vị giải đáp thắc mắc.
Để hiệu quả trong việc giải đáp, Quý vị vui lòng sử dụng một trong ba cách liên hệ sau:
- Gọi điện trực tiếp đến Văn phòng Công ty chúng tôi để được giải đáp trực tiếp qua điện thoại. Số điện thoại liên hệ: 08 38998763
- Tổng hợp các câu hỏi vào gởi vào email This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
- Gởi trực tiếp vào form bên dưới.
Để Chúng tôi có thể giải đáp dễ hiểu hơn, khi gởi những thắc mắc cho Chúng tôi, Quý vị vui lòng cung cấp thông tin công việc hiện tại (vị trí công việc đang đảm trách, cơ quan hiện đang công tác) để chúng tôi có thể tìm kiếm những ví dụ thực tiễn phù hợp cung cấp cho Quý vị.

(Nguồn: International TSC Co., Ltd - www.i-tsc.vn)

 

 
Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn

Xin chú ý: Những mục có dấu * là những mục phải có thông tin

Bạn chưa cho chúng tôi biết họ tên của bạn

Bạn chưa điền thông tin điện thoại di động

  Refresh Captcha  
Bạn chưa nhập mã bảo mật
 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUỐC TẾ

Văn phòng ở TP Hồ Chí Minh:
  • Phòng 802, 57 - 59 Hồ Tùng Mậu,
  • Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
  • Tel: (08) 3727 3157 - 3727 3920
  • Fax: (08) 3727 3992
  • Email: info@i-tsc.vn

 

Văn phòng ở Hà Nội:

  • 29 Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Tel: (04) 6128 1045

 

Your are currently browsing this site with Internet Explorer 6 (IE6).

Your current web browser must be updated to version 7 of Internet Explorer (IE7) to take advantage of all of template's capabilities.

Why should I upgrade to Internet Explorer 7? Microsoft has redesigned Internet Explorer from the ground up, with better security, new capabilities, and a whole new interface. Many changes resulted from the feedback of millions of users who tested prerelease versions of the new browser. The most compelling reason to upgrade is the improved security. The Internet of today is not the Internet of five years ago. There are dangers that simply didn't exist back in 2001, when Internet Explorer 6 was released to the world. Internet Explorer 7 makes surfing the web fundamentally safer by offering greater protection against viruses, spyware, and other online risks.

Get free downloads for Internet Explorer 7, including recommended updates as they become available. To download Internet Explorer 7 in the language of your choice, please visit the Internet Explorer 7 worldwide page.